Quyền chủ động khai báo của bị can, bị cáo
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì bị can, bị cáo có quyền: “…không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Quyền chủ động khai báo được vận dụng như thế nào? Có phải trong mọi trường hợp bị can, bị cáo có quyền không đưa ra lời khai hay không?
Quyền chủ động khai báo của bị can, bị cáo được hiểu là trong quá trình tố tụng, bị can, bị cáo có quyền tự chủ trong việc khai báo. Những lời khai bị can, bị cáo thấy bất lợi cho mình, có thể dùng để chống lại chính mình tại tòa thì họ có thể lựa chọn khai báo hoặc không khai báo, cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan, người tiến hành tố tụng.
Việc bị can, bị cáo không đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc không nhận mình có tội sẽ không bị coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên cần lưu ý bị can, bị cáo chỉ được quyền im lặng khi sự thẩm vấn yêu cầu lời khai của người tiến hành tố tụng có chứa đựng thông tin chống lại họ hoặc buộc họ phải nhận mình có tội. Còn đối với những câu hỏi khác nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án mà không nhằm chống lại bị can, bị cáo hoặc buộc bị can, bị cáo phải nhận tội thì họ không có quyền giữ im lặng. Trong trường hợp này bị can, bị cáo cần phối hợp khai báo, thành khẩn, ăn năn hối cải để được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cũng là để vụ án được giải quyết đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
Trên đây là chia sẻ của Helloluatsu về Quyền chủ động khai báo của bị can, bị cáo. Nếu còn những vướng mắc hay cần tư vấn chi tiết xin liên hệ Hotline: 0935 13 13 13 hoặc dịch vụ luật sư để được tư vấn MIỄN PHÍ.
>> Thời gian bắt buộc chữa bệnh có được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?