Dịch Covid-19 có được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong thực hiện hợp đồng
Dịch Covid-19 với diễn biến phức tạp và kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt của đời sống xã hội. Với nền kinh tế cũng không ngoại lệ, đặc biệt là quan hệ giao dịch, hợp đồng giữa các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, các vụ tranh chấp cũng từ đó mà phát sinh. Trong đó vấn đề dịch Covid-19 có được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản để các bên đàm phán lại hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng trước thời hạn được nhiều người quan tâm.
Căn cứ quy định tại Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015, hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
- Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
- Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
- Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tuy nhiên, Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, tùy vào nội dung hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng, mục đích, nhận thức của các bên về dịch Covid-19, thiệt hại cũng như các biện pháp khắc phục mà các bên có thể vận dụng Điều 420 nói trên để giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý.
Trên đây là chia sẻ của Helloluatsu về Dịch Covid-19 có được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong thực hiện hợp đồng. Nếu còn những vướng mắc hay cần tư vấn chi tiết xin liên hệ Hotline: 0935 13 13 13 hoặc dịch vụ luật sư để được tư vấn MIỄN PHÍ.
>> Có được niêm phong, giữ tài sản do trễ hạn đóng tiền thuê?
>> Bảo vệ bên thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu