Làm thế nào để chứng minh sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc

Làm thế nào để chứng minh sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc?

Sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc có dấu hiệu sức khỏe kém, lớn tuổi, không hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên, làm thế nào để chứng minh di chúc của những người có dấu hiệu sức khỏe kém, lớn tuổi, không hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt là thể hiện đúng ý chí đích thực của họ? Bởi lẽ sự nghi ngờ trong trường hợp này hoàn toàn xác đáng và khi không chứng minh được người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt thì khả năng di chúc bị tuyên vô hiệu là có thể xảy ra.

Làm thế nào để chứng inh sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc?
Hình ảnh minh họa

Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định di chúc hợp pháp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Bỏ qua phần nội dung, hình thức cũng như ý chí tự nguyện của di chúc, bài viết hôm nay chỉ bàn đến yếu tố minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc. Vậy trên thực tế có những cách thức nào để chứng minh người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, nhất là khi họ có dấu hiệu sức khỏe kém, lớn tuổi và thường xuyên bị “lẫn” nhằm tránh tranh chấp và rủi ro về sau?

Cách thứ nhất, lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã

Điều 636 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rất nghiêm ngặt về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã, theo đó:

1. Người lập di chúc phải tuyên bố nội dung của di chúc trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã phải tự mình ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã ký vào bản di chúc.

2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Khoản 2 Điều 35 Nghị định 23/2015/NĐ-CPKhoản 2 Điều 56 Luật công chứng năm 2014 đã giao trách nhiệm cho người có thẩm quyền công chứng, chứng thực phải xác thực khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Với quy định người lập di chúc phải tự mình tuyên bố nội dung của di chúc, ký/điểm chỉ và xác nhận di chúc ngay trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã, điều này có nghĩa người có thẩm quyền được chứng kiến, quan sát một cách tỉ mỉ toàn bộ quá trình, diễn biến lập di chúc. Thông qua đó, bằng kinh nghiệm, nghiệp vụ hoàn toàn có thể nhận biết người lập di chúc có thật sự minh mẫn, sáng suốt hay không.

Trường hợp có nghi ngờ người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc thì phải đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì phải từ chối công chứng, chứng thực di chúc đó.

❓ Người có thẩm quyền công chứng, chứng thực không trực tiếp chứng kiến diễn biến và không thực hiện lập di chúc (không nghe, nhìn, ghi chép,…), không xác nhận di chúc ngay trước mặt người lập di chúc và người làm chứng (nếu có) thì di chúc có giá trị pháp lý không ❓

– Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng sẽ do công chứng viên thực hiện công chứng di chúc theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 và Điều 56 Luật công chứng năm 2014;

– Việc lập di chúc tại UBND cấp xã sẽ do Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của UBND cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Với thẩm quyền và trách nhiệm mà pháp luật đã đặt ra, đặc biệt khi mà di chúc kéo theo hệ quả pháp lý rất lớn cho những người thừa kế. Do đó, khi người có thẩm quyền công chứng, chứng thực không trực tiếp chứng kiến và thực hiện quá trình lập di chúc (thực tế có trường hợp nhờ cấp dưới hoặc nhân viên làm hộ) cũng như không xác nhận di chúc ngay trước mặt đương sự thì di chúc đó không đảm bảo tính khách quan và có thể bị tuyên vô hiệu.

Cách thứ hai, có giấy khám sức khỏe hoặc xác nhận của cơ quan y tế

Người lập di chúc đi khám sức khỏe và được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận về tình trạng sức khỏe để chứng minh khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Thực tế cho thấy giấy khám sức khỏe cũng được tổ chức hành nghề công chứng, UBND cấp xã yêu cầu người lập di chúc xuất trình khi có dấu hiệu nghi ngờ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Đây là bằng chứng chứng minh sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc khi có tranh chấp.

Trên đây là chia sẻ của Helloluatsu về Làm thế nào để chứng minh sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc? Nếu còn những vướng mắc hay cần tư vấn chi tiết xin liên hệ Hotline : 0935 13 13 13 hoặc dịch vụ luật sư để được tư vấn MIỄN PHÍ.

>> Có được thế chấp nhà là di sản dùng vào việc thờ cúng

>> Lưu ý về thời hiệu yêu cầu chia di sản của người chết trước ngày 01/01/2017

Leave a Comment