Ly hôn, ai có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con
Cuộc sống vợ chồng viên mãn, hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn, thế nhưng khó nói trước được điều gì khi cơm không lành, canh không ngọt. Đặc biệt vấn đề quyền nuôi con khá nhạy cảm và các bên phải giải quyết đừng để ảnh hưởng đến thế hệ con trẻ.
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định pháp luật.
Đối với con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (ví dụ như thu nhập hàng tháng không ổn định, không có thời gian chăm sóc con cái, người mẹ bị bệnh nan y,…) hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì quyền nuôi con của cả hai vợ chồng là như nhau. Vợ, chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Việc chứng minh một bên có đủ điều kiện để nuôi con căn cứ vào điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, cụ thể như: Thu nhập thực tế; Công việc ổn định; Có chỗ ở hợp pháp; Có thời gian chăm sóc, giáo dục con cái; Tính cách đạo đức…
Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên thì còn phải xem xét nguyện vọng của con để có căn cứ giải quyết.
Trên đây là chia sẻ của Helloluatsu về Khi ly hôn, ai có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con. Nếu còn những vướng mắc hay cần tư vấn chi tiết xin liên hệ Hotline: 0935 13 13 13 hoặc dịch vụ luật sư để được tư vấn MIỄN PHÍ.
>> Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn
>> Thay đổi họ cho con sau khi ly hôn có cần cả cha, mẹ đồng ý?