Trách nhiệm của công chứng viên khi vi phạm quy định công chứng di chúc

Trách nhiệm của công chứng viên khi vi phạm quy định công chứng di chúc

Để nâng cao trách nhiệm của công chứng viên khi hành nghề, đảm bảo tính ổn định quan hệ xã hội, thượng tôn pháp luật và tránh tranh chấp pháp lý, pháp luật đã quy định trách nhiệm cụ thể khi công chứng viên có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt trong hoạt động công chứng di chúc.

Trách nhiệm của công chứng viên khi vi phạm quy định công chứng di chúc
Hình ảnh minh họa

Trách nhiệm dân sự

Căn cứ Điều 38 Luật công chứng năm 2014:

– Công chứng viên, nhân viên gây thiệt hại do lỗi của mình phải hoàn trả lại một khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả để bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm hành chính

Việc xử lý hành chính thực hiện theo Điều 13 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu:

– Không ghi rõ trong văn bản công chứng việc người yêu cầu công chứng không xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định do người lập di chúc bị đe dọa tính mạng.

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Công chứng di chúc có nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; có hình thức trái quy định của luật;

– Công chứng di chúc trong trường hợp tại thời điểm công chứng người lập di chúc thể hiện rõ ràng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối hoặc bị đe dọa hoặc bị cưỡng ép; người lập di chúc không đủ độ tuổi lập di chúc theo quy định; việc lập di chúc không có người làm chứng hoặc không được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý theo quy định;

– Công chứng di chúc trong trường hợp người lập di chúc không tự mình ký hoặc điểm chỉ vào phiếu yêu cầu công chứng;

– Công chứng di chúc trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu nhưng người yêu cầu công chứng không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;

❌ Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng.

❌ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về hành vi vi phạm.

Trách nhiệm hình sự

Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

– Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là chia sẻ của Helloluatsu về Trách nhiệm của công chứng viên khi vi phạm quy định công chứng di chúc. Nếu còn những vướng mắc hay cần tư vấn chi tiết xin liên hệ Hotline: 0935 13 13 13 hoặc dịch vụ luật sư để được tư vấn MIỄN PHÍ.

>> Đang ở nước ngoài có được ủy quyền cho người khác chuyển nhượng nhà, đất?

>> Bàn về chế độ lưu trữ hồ sơ của việc chứng thực bản sao từ bản chính

Leave a Comment